Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo là gì? Ứng dụng của chúng trong liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Trong suốt quá trình tồn tại, phát triển và sinh sản, con người phải trao đổi với môi trường. Vì vậy mà đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm gây bệnh. Tuy nhiên sự trao đổi này là cần thiết. Nhờ vậy, cơ thể mới có khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh. Đồng thời giúp cơ thể dần hoàn thiện các hệ thống chức năng. Một trong số đó là hệ thống miễn dịch.
Hệ thống miễn dịch bao gồm miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Cả hai loại miễn dịch này đều tồn tại song song, liên quan chặt chẽ với nhau. Việc hiểu về cơ chế làm việc của hai hệ thống miễn dịch này. Từ đó sẽ giúp bạn hiểu được đúng bản chất của liệu pháp miễn dịch mới được nhận giải Nobel Y sinh học 2018 vừa qua. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Miễn dịch tự nhiên là gì?
Miễn dịch tự nhiên hay còn được biết với tên gọi miễn dịch không đặc hiệu, miễn dịch bẩm sinh được cơ thể tự sinh ra. Nó tự thiết lập, được hình thành trong cơ thể từ khi lọt lòng. Chúng không phụ thuộc vào bản chất của kháng nguyên và không đặc hiệu cho một loại tác nhân tấn công nào. Do đó, miễn dịch tự nhiên có hiệu quả như nhau với mọi mầm bệnh.

1. Cơ chế hoạt động của miễn dịch tự nhiên
Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo khác nhau ở cơ chế hoạt động. Miễn dịch tự nhiên bảo vệ cơ thể bằng các hàng rào từ ngoài vào trong. Nhờ vậy có thể tiêu diệt và ngăn cản các tác nhân gây bệnh xâm nhập, nhân lên trong cơ thể. Trong khi đó, miễn dịch nhân tạo sẽ vận hành bên trong cơ thể, vận động các tế bào và phân tử tấn công “kẻ xâm phạm”.
Để thực hiện vai trò, chức năng của mình, miễn dịch tự nhiên hoạt động nhờ các thành phần không chuyên biệt và chuyên biệt. Các cơ chế không chuyên biệt tham gia vào miễn dịch tự nhiên bao gồm cơ chế cơ học, hóa học, sinh học. Các cơ chế chuyên biệt là các thành phần dịch thể (lysozym, protein viêm, interferon, bổ thể) và các thành phần tế bào (bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và tế bào NK).
2. Các loại miễn dịch tự nhiên
Miễn dịch tự nhiên được chia làm hai loại là miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Trong đó, miễn dịch dịch thể bao gồm các bổ thể, lysozyme, interferon… Và miễn dịch tế bào gồm các tế bào da, niêm mạc, võng mạc, tiểu thực bào và đại thực bào.
Miễn dịch nhân tạo là gì?
Hệ miễn dịch nhân tạo là miễn dịch đặc hiệu. Chúng được sinh ra sau quá trình nhiễm, tiêm vaccin… Sự khác nhau giữa miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo là ở tính đặc hiệu. Miễn dịch nhân tạo chỉ giúp cơ thể có khả năng miễn dịch với một bệnh nhất định. Ví dụ nếu ta tiêm chủng phòng viêm gan B thì hoạt tính miễn dịch chỉ bảo vệ cho cơ thể chống lại bệnh này.

1. Các thuộc tính của miễn dịch nhân tạo
Miễn dịch nhân tạo hoạt động dựa trên sự hợp tác chặt chẽ, hài hòa giữa các tế bào và phân tử trong hệ thống miễn dịch. Nó bao gồm các thuộc tính cơ bản: tính đặc hiệu, tính phân biệt cấu trúc lạ và trí nhớ miễn dịch.
2. Các loại miễn dịch nhân tạo
Giống như miễn dịch tự nhiên, miễn dịch nhân tạo cũng được chia làm hai loại:
– Miễn dịch thể dịch.
– Miễn dịch tế bào.
Miễn dịch thể dịch dựa trên sự hoạt động của kháng thể. Các kháng thể có thể bất động vi sinh vật, ngăn cản chúng bám vào bề mặt của tế bào thực bào, trung hòa độc tố do chúng sinh ra hoặc làm tan chúng theo một cơ chế riêng.
Miễn dịch tế bào dựa trên hoạt động của các loại tế bào T đặc hiệu. Tế bào T có khả năng tấn công trực tiếp tế bào nhiễm virus, tế bào ung thư… Nó có thể diệt các tế bào này hoặc tiết ra cytokin tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.
Ứng dụng của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo trong điều trị ung thư
Nhờ chính cơ chế của miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Hai nhà khoa học James Allison và Tasuku Honjo đã nghiên cứu và tìm ra phương pháp điều trị bệnh dựa trên hệ miễn dịch. Đó chính là liệu pháp miễn dịch và công trình nghiên cứu của hai ông đã được nhận giải Nobel Y sinh học năm 2018. Liệu pháp này như một bước đột phá mới trong điều trị bệnh nhân ung thư.

Ưu điểm liệu pháp này là lấy chính hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư. Từ đó bệnh nhân sẽ không phải chịu đựng những tác dụng phụ giống như các phương pháp truyền thống khác.
Tuy liệu pháp miễn dịch mới phát triển trong vài chục năm gần đây. Nhưng nó đã nhanh chóng khẳng định ưu điểm vượt trội của mình trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, liệu pháp này còn mới nên vẫn cần được nghiên cứu và cải tiến sâu hơn. Đặc biệt ở Việt Nam phương pháp này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.
Như vậy chúng ta đã làm rõ được miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo. Dựa trên cơ sở đó, khoa học đã phát minh ra liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư mới. Nó mở ra thêm một tia hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư. Trong tương lai không xa, hy vọng nó được cải thiện nhiều hơn và biến ung thư trở thành một căn bệnh không còn sợ hãi nữa.
Xem ngay>>> Immunobal – giải pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên cho bệnh nhân ung thư