Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần lưu ý những gì đang là vấn đề được nhiều gia đình quan tâm. Bởi chúng quyết định đến sự sống còn của người bệnh.
Hiện nay đa số bệnh nhân chỉ quan tâm đến việc điều trị mà không chú trọng đến vấn đề dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Vì vậy mà theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới cho biết: Việt nam mỗi năm có khoảng 95.000 bệnh nhân chết vì ung thư. Trong đó có khoảng có khoảng 30 % bệnh nhân ung thư chết do sức khỏe bị suy kiệt nghiêm trọng. Vậy chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần lưu ý những gì để cơ thể không bị suy kiệt. Từ đó đảm bảo được quá trình điều trị.
Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư hợp lý sẽ hỗ trợ được rất nhiều cho người bệnh. Ngay cả khi đang trong quá trình điều trị và sau khi kết thúc điều trị. Khi bệnh nhân thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp:
– Cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động. Đồng thời giúp duy trì được trọng lượng của cơ thể.
– Giúp tránh được tình trạng suy kiệt sức khỏe do thiếu chất dinh dưỡng. Từ đó có thể đáp ứng được quá trình điều trị bệnh.

– Hạn chế được các tác dụng phụ trong quá trình điều trị và đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.
– Giúp vết thương mau lành, tăng tốc độ tái tạo tế bào bị tổn thương và mất đi sau mỗi đợt phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị.
– Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó tăng cường sức đề kháng giúp phòng tránh một số bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm.
– Đồng thời còn làm giảm được nguy cơ tế bào ung thư quay trở lại.
Nó đem lại nhiều tác dụng như vậy mà một số bệnh nhân lại kiêng khem vì sợ ăn vào chất dinh dưỡng sẽ đi nuôi khối u. Đây là một suy nghĩ rất sai lầm. Chất dinh dưỡng không đủ để cho hoạt động của cơ thể thì làm sao có thể đi nuôi khối u được. Đồng thời vô ý tạo điều kiện thuận lợi để ung thư phát triển. Vì vậy những ai có ý nghĩ này và thực hiện thì hãy dừng lại ngay nhé.
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Với bệnh nhân ung thư trong mỗi bữa ăn cần phải đảm bảo có chứa đầy đủ các chất sau đây:
➡ Chất đạm

Đạm là một thành phần không thể thiếu trong mỗi khẩu phần ăn của bệnh nhân ung thư. Chất đạm có nhiều trong các loại thực phẩm như: trứng, thịt, cá, đậu tượng,… Chúng cung cấp các loại acid amin thiết yếu cho cơ thể. Vì vậy để đảm bảo cung cấp đầy đủ nhất bạn cần phải bổ sung đa dạng các loại thực phẩm. Ngoài ra cũng cần phải cân đối giữa protein động vật và thực vật.
➡ Tinh bột
Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể. Chúng có chứa nhiều trong những thực phẩm sau: gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, khoai tây, khoai lang, khoai sọ,… Tuy nhiên bạn cần hạn chế sử dụng những thực phẩm chế biến sẵn. Bởi trong đó có chứa các chất bảo quản gây hại cho sức khỏe. Đồng thời còn là nguyên nhân khiến tăng tỷ lệ bị ung thư.
➡ Chất béo

Chất béo là một thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Chúng giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng quá nhiều. Bởi nó sẽ làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý khác về tim mạch, huyết áp,… Một số chuyên gia khuyên bạn chỉ nên sử dụng chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Đồng thời chỉ nên sử dụng với một hàm lượng nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.
➡ Các loại vitamin và khoáng chất
Chúng có nhiều trong rau xanh, hoa quả tươi. Hãy chọn các loại quả tươi sạch. Đồng thời đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Để đảm bảo cung cấp lượng vitamin tốt nhất và không gây thêm bệnh cho cơ thể. Thường xuyên sử dụng sẽ giúp sức khỏe được khỏe mạnh và có thể đảm bảo chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
1. Trong thời gian điều trị
Bệnh nhân trong quá trình điều trị gặp phải nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống. Vì vậy nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn nhiều vào cùng một bữa. Nên ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa.

Ngoài ra nên ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi… để kích thích vị giác. Đồng thời cung cấp được lượng lớn vitamin c cho cơ thể. Nhưng trường hợp những người đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng thì không nên ăn. Những thực phẩm quá chua, cay bạn cũng không nên ăn. Bởi sẽ gây ảnh hưởng đến dạ dày của bạn rất nhiều.
2. Sau khi điều trị bệnh
Bệnh nhân nên ăn đa dạng thực phẩm để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe. Do sau khi điều trị bệnh nhân vẫn phải gánh chịu các tác dụng phụ. Do vậy bệnh nhân vẫn nên ăn những thực phẩm lỏng, dễ tiêu. Đồng thời vẫn nên bổ sung đầy đủ những thực phẩm trên. Để có thể đảm bảo chất dinh dưỡng.
Như vậy bạn cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư với đủ các chất dinh dưỡng. Đồng thời nên hạn chế những thực phẩm gây hại cho cơ thể. Từ đó đảm bảo đầy đủ các chất để hoàn thành điều trị.
♦ Xét nghiệm ung thư ở bệnh viện nào tốt nhất
♦ 3 phương pháp giảm đau cho bệnh nhân ung thư
♦ 10 thức ăn cho người hóa trị ung thư tốt nhất
♦ Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư: Ưu điểm và nhược điểm
Xem thêm>> Immunobal giải pháp hỗ trợ tối đa cho bệnh nhân ung thư