các tế bào miễn dịch

Sứ mệnh của các tế bào miễn dịch trong cuộc chiến với bệnh ung thư

Đã đăng vào Đã đăng trong Hệ Miễn Dịch Với Ung Thư, Hệ Miễn Dịch Với Ung Thư [Trang Chủ]

Bạn biết không? Bộ máy miễn dịch trong cơ thể chúng ta là một tổ chức đoàn kết. Đây là những chiến sĩ phối hợp với nhau rất bài bản, thông minh. Trong khi ấy, bệnh ung thư là một kẻ địch đáng sợ. Bệnh hình thành và phát triển từ chính trong cơ thể của chúng ta. Chính vì thế, các liệu pháp điều trị ung thư muốn đạt hiệu quả tốt nhất. Cần phải tận dụng được chức năng của các tế bào miễn dịch.   

Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư vừa đoạt giải Nobel Y Sinh năm 2018. Lý do đạt giải vì đã phát hiện ra 2 chốt chặn miễn dịch của tế bào ung thư. Chỉ cần loại bỏ, ức chế được 2 chốt chặn này. Các tế bào miễn dịch của chúng ta có thể “ xử lý” được tế bào ung thư. Thật tuyệt vời đúng không bạn ? Hãy cùng tìm hiểu vai trò, sứ mệnh của các tế bào miễn dịch trong điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch như thế nào nhé !

Tìm hiểu sứ mệnh các tế bào miễn dịch thật vui và dễ hiểu

Nguyên lý của liệu pháp miễn dịch chính là dựa trên hệ miễn dịch thu được của con người. Cụ thể hơn chính là đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Đây là phản ứng miễn dịch thông minh chỉ có ở con người cùng với một số loài động vật bậc cao.

Phản ứng này một chuỗi phối hợp vai trò của nhiều loại tế bào miễn dịch khác nhau. Bao gồm: 

1. Tế bào lympho:

Đóng vai trò quan trọng và chủ chốt trong các phản ứng miễn dịch. Nơi sinh ra tế bào lympho là từ tuyến ức và tế bào lympho có hai nhóm chính là:

– Tế bào lympho T.

– Tế bào lympho B.

các tế bào miễn dịch
Tế bào lympho T đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng miễn dịch tế bào

Tế bào lympho B có vai trò tiết ra kháng thể cùng một số chất khác trong đáp ứng miễn dịch thể dịch. Trong khi đó, tế bào lympho T có vai trò chủ đạo trong đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.

Tế bào lympho T vừa có khả năng tạo ra kháng nguyên trình diện mẫu protein của vi khuẩn gây hại. Vừa tiết ra chất để thông báo các tế bào thực bào, đại thực bào bao vây, cô lập các vi khuẩn gây hại. Bước cuối cùng, tế bào lympho T kiêm luôn chức năng tiết ra độc tố để tiêu diệt vi khuẩn. 

2. Tiểu cầu:

Tiểu cầu là thành phần trong tế bào máu. Nó cũng thuộc hệ thống miễn dịch bởi tiểu cầu có chức năng làm đông máu khi chúng ta bị các vết thương trầy xước.

Máu đông lại không chỉ ngăn làm mất máu. Chúng còn là vá miệng vết thương, ngăn không cho vi khuẩn cơ hội xâm nhập cơ thể. 

3. Đại thực bào:

Các tế bào thực bào, trong đó lớn nhất là đại thực bào có chức năng bao vây lấy các tế bào, dị vật, vi khuẩn lạ xâm nhập cơ thể. Đôi lúc một tế bào thực bào có khả năng hấp thu các vi sinh vật lạ xâm nhập ngay từ giai đoạn thực bào. 

các tế bào miễn dịch
Tế bào thực bào với nhiệm vụ cô lập vi sinh vật

Tuy nhiên, với những vi khuẩn nguy hiểm thì chúng vẫn tồn tại trong thực bào. Trong trường hợp này, tế bào thực bào vẫn có vai trò ngăn chặn sự phá hoại của chúng với các mô khác và cầm cự thời gian để tế bào lympho tiêu diệt chúng. 

Đại thực bào còn có chức năng tiết ra một số chất xúc tác quan trọng cho phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Ví dụ như cytokin.

Những chất thể dịch có mặt trong đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào

Bên cạnh các tế bào miễn dịch thì các chất thể dịch cũng đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng miễn dịch. 

* Nhóm kháng nguyên:

Kháng nguyên là chất được tạo ra ngay sau khi tế bào miễn dịch tiếp xúc với vi sinh vật lạ. Vai trò của kháng nguyên là trình diện mẫu protein của vi sinh vật lạ ấy. Để các tế bào miễn dịch nhận biết đây là đối tượng cần tiêu diệt. Kháng nguyên thường được tiết ra bởi tế bào lympho và đại thực bào.

* Nhóm kháng thể:

Kháng thể được hiểu là loại chất dịch phân giải tế bào, chất độc để giết tế bào lạ xâm nhập. Tế bào lympho là loại tế bào sản xuất ra kháng thể.

Đối với đáp ứng miễn dịch thể dịch, kháng thể được tiết trực tiếp từ tế bào lympho B để tiêu diệt ngay đối tượng xâm nhập. Trong phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, tế bào lympho T lại đóng vai trò này. 

Tùy theo từng chủng virus, vi khuẩn mà tế bào lympho T cần phải sản xuất đúng loại kháng thể đặc biệt để tiêu diệt. Chính vì vậy, các chất kháng thể là rất đa dạng tùy theo từng chủng vi khuẩn.

* Nhóm chất xúc tác:

Trong phản ứng miễn dịch qua trung gian tế bào. Để đẩy nhanh tiến độ phản ứng thì sự có mặt của chất xúc tác là cần thiết. Chất xúc tác thường gặp nhất chính là cytokin do chính hệ miễn dịch của chúng ta tự tạo nên.

Hầu hết bất cứ tế bào miễn dịch nào cũng có thể sản xuất ra cytokin. Nhưng nhiệm vụ này thường được giao cho đại thực bào. 

các tế bào miễn dịch
Cytokin có nhiều vai trò hỗ trợ trong hệ miễn dịch

Cytokin còn có thể được tiêm vào từ bên ngoài để trợ giúp hệ miễn dịch chống chọi với bệnh tật. Đặc biệt giải pháp này xuất hiện nhiều trong liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư. 

* Một các chất thể dịch khác: 

Ngoài những thành phần quan trọng kể trên thì trong phản ứng miễn dịch còn nhiều chất thể dịch khác tham gia vào phản ứng. Ví dụ như chất để gây sốt mang tính báo động có dị vật xâm nhập, chất gây phản ứng viêm, chất gây phản ứng dị ứng,…

Vậy là bạn đã hiểu sơ qua về chức năng cũng như sự phân công của các tế bào miễn dịch trong đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào rồi đấy. Trong cuộc chiến với bệnh ung thư ngày nay, liệu pháp miễn dịch đã tận dụng loại đáp ứng miễn dịch này để tạo ra vaccine có thể nhận diện và tiêu diệt tế bào ung thư. Như vậy, tiềm năng cơ thể con người tự chữa bệnh còn rất lớn và các tế bào miễn dịch của chúng ta chính là nơi ẩn chứa những tiềm năng này.  

Liệu pháp miễn dịch là gì? Vì sao là giải pháp tiềm năng để điều trị ung thư?

Chia sẻ:

MUA NGAY 

Để lại số điện thoại để được tư vấn